Ba kích là một loại dược liệu quý cho sức khỏe, đặc biệt là phái mạnh. Có nhiều cách chế biến và sử dụng ba kích, nhưng cách đơn giản và thông dụng nhất vấn là đem ngâm rượu. Trong bài viết sau đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu ba kích vừa ngon và vừa an toàn cho sức khỏe.
Ba kích và những tác dụng tuyệt vời của ba kích
Ba kích có tên khoa học là Morinda Officinalis How, thuộc chi nhàu, họ Cà phê. Cây thường mọc thành từng bụi ở rừng đồi ở độ cao dưới 500m.
Ngoài tên Ba kích, thì nó còn có các tên khác như: Sâm ba kích, ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Bộ phần thường sử dụng là củ ba kích.
Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp”,
Phân loại ba kích
Xét theo nguồn gốc, thì người ta chia ra 2 loại: ba kích rừng và ba kích trồng.
Ba kích rừng
Ba kích rừng là loại ba kích mọc trong tự nhiên. Trước đây, ba kích có trong tự nhiên nhiều, nhưng do tình trạng khai thác tận diệt nên giờ rất hiếm. Hiện nay, ba kích rừng còn có ở các đảo và vùng núi của tỉnh Quảng Ninh, vùng Tây Giang của Quảng Nam,…
Đặc điểm của củ ba kích rừng là củ rất còi cọc, trên thân củ có nhiều thắt khúc không đều nhau. Hàng rừng thớ thịt củ khô, rất cứng chắc, lõi rễ củ to và hóa gỗ nhiều.
Khi ngâm rượu ba kích rừng rất thơm, uống đậm ngọt và công dụng cực kỳ tốt.
Ba kích trồng
Ba kích trồng là loại ba kích được con người trồng mà có. Hiện nay, ba kích được xác định là cây dược liệu có giá trị cao. Nên ba kích được nhiều địa phương chọn làm cây phát triển kinh tế.
Đáng chú ý, ở các huyện như Ba Chẽ, Tiên Yên của Quảng Ninh. Ba kích được các hộ dân trồng xen canh dưới rừng lâm nghiệp cho chất lượng rất tốt. Ba kích được trồng lâm nghiệp, trồng bán tự nhiên không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,… Ngâm rượu ba kích loại trên 5 năm tuổi này, chất lượng củ gần tương đương như loại rừng tự nhiên.
Ba kích trồng ở Việt Nam hiện nay 99% là ba kích tím. Bởi vì, ba kích tím rất rễ trồng và cho giá trị kinh tế cao.
Xét theo màu sắc, ta chia thành 2 loại: ba kích tím và ba kích trắng.
Ba kích trắng
Quan sát bên ngoài, ba kích trắng có màu trẳng xỉn hoặc màu vàng nhạt. Khi ta bẻ thớ thịt bên trong cũng có màu trắng.
Ngâm rượu ba kích trắng sẽ có màu tím nhợt, không đẹp. Rượu không được thơm và đượm.
Ba kích tự nhiên còn sót lại đa số là loại trắng này. Loại trắng ít được người dân trồng vì nó có gía trị thấp hơn loại tím.
Ba kích tím
Ba kích tím trong tự nhiên hiện nay còn rất ít. Thỉnh thoảng người dân mới đi đào được. Giá bán của ba kích tím tự nhiên rất đắt đỏ. Loại rẻ cũng phải 500.000 đồng/kg, có những loại to già giá cả triệu đồng.
Quan sát bên ngoài, ba kích tím có màu vàng xỉn, vàng đậm. Các thớ thịt bên trong củ có màu tím rõ nét. Củ càng già thì màu sắc càng tím.
Khi ta ngâm rượu ba kích tím. Nếu mùa hè, chỉ cần sau 1 tuần là bình rượu bắt đầu tím. Còn mùa đông thời tiết lạnh thì khoảng 20-25 ngày sẽ tím.
Rượu ba kích tím có mùi thơm rât đặc trưng, uống ngọt, dễ uống.
Cách chọn củ ba kích tốt
Để chọn được những củ ba kích tốt, chúng ta làm như sau:
- Ba kích nhìn bề ngoài có màu vàng đậm, nâu đậm.
- Lớp da bên ngoài củ có nhiều vết nhăn.
- Trên thân củ có nhiều thắt khúc, củ càng ngoằn nghèo càng tốt.
- Khi ta bẻ củ, củ có khó bẻ, cứng. Bên trong các thớ thịt có màu tím đậm. Lõi rễ bên trong to.
Cách ngâm rượu ba kích
Nguyên liệu
Nguyên liệu để ngâm rượu ba kích thì gồm ba kích, rượu và bình ngâm.
- Ba kích thì các bạn chọn củ như phần bên trên mình đã hướng dẫn.
- Rượu thì chúng ta nên sử dụng rượu nếp men bắc hoặc rượu ngô, rượu thóc men lá để ngâm. Nếu bạn nào có điều kiện, thì sử dụng rượu thóc thì rượu ngâm sẽ rất ngon và thơm. Nên sử dụng rượu từ 35-45 độ để ngâm.
- Bình ngâm các bạn có thể sử dụng chum sành, bình thủy tinh phù hợp khối lượng ngâm.
Hướng dẫn chế biến ba kích, tách lõi ba kích
- Ba kích đem rửa sạch, để ráo nước. Các bạn chỉ cần để ráo nước chứ không nên phơi héo nhé. Bởi vì nếu ba kích héo, rất khó bóc lõi đó.
- Chúng ta có thể sử dụng dao, tay hoặc chày để bóc thịt ba kích. Nếu là ba kích trồng thì ta nên dùng dao cắt ngắn rồi tách lõi. Nếu là ba kích rừng hoặc ba kích trồng lâm nghiệp, ta nên sử dụng thân của con dạo dựa hoặc chày đập vào củ để tách.
- Sau khi tách xong ba kích, ta sử dụng thịt ba kích để ngâm rượu, phần lõi rễ bên trong bỏ.
Theo quan niệm và các tài liệu truyền trên mạng. Nếu ngâm rượu ba kích bằng cả củ (gồm cả lõi rễ bên trong) thì có thể gây ra tim đập nhanh, tăng huyết áp bất thường,… Nhưng trên thực tế, xét trên khía cạnh khoa học thì không có bất cứ một tài liệu nào ghi lại việc này. Tức là, ngâm rượu ba kích bằng cả củ không có bị sao, vẫn an toàn.
Tôi đã trực tiếp ngâm 2 bình rượu ba kích tương đương: bình 1 bóc lõi, bình 2 để nguyên củ. Tôi có mời 10 người uống kết quả không làm sao hết, chỉ có điều bình số 2 thì rượu bị chát hơn chút. Đây chính là lý do chính mà người ngâm không nên để cả lõi rễ bên trong để ngâm.
==>>Bài viết tham khảo: Địa chỉ bán rượu ba kích uy tín ở Hà Nội và trên toàn quốc.
Tiến hành ngâm rượu ba kích
Để ngâm rượu ba kích, người ta có thể ngâm bằng hai cách như sau:
Ngâm rượu ba kích tươi
Ngâm tươi là cách ngâm đơn giản nhất và phổ thông nhất, 90% là ngâm theo cách này.
Sau khi ta đã tách xong lõi ba kích. Cho ba kích vào bình và đổ rượu vào. Ngâm ba kích tươi, ta áp dụng tỉ lệ 1 ba kích và 3 rượu trắng. Đối với tỉ lệ này, rượu đặc, uống rất thơm ngon. Đậy nắp chặt và để vào chỗ an toàn, ít người đi lại.
Sau khoảng 7-10 ngày, nước rượu bắt đầu chuyển sang màu tím. Dần dần, rượu chuyển thành tím đen cả bình.
Sau khoảng 30 ngày, bạn nên mở nắp bình rượu ra và khuấy đều lên. Mở nắp và khuấy lên mục đích để cho các khí sinh ra khi ngâm thoát ra ngoài, ba kích trong bình được tác động dễ ngấu chất ra hơn. Sau đó ta đậy nắp lại. Rượu có thể sử dụng sau 100 ngày.
==>>Bài viết tham khảo: Giá bán rượu ba kích.
Ngâm rượu ba kích khô
Ngâm rượu ba kích khô thường được phối dưới dạng ngâm rượu thuốc. So với ngâm tươi, cách này ít được ngâm vì phải qua nhiều công đoạn. Đổi lại, rượu ngâm ba kích khô rất thơm, tác dụng và hiệu quả hơn ngâm tươi.
Sau khi bóc xong ba kích. Ta lấy phần thịt ba kích đi phơi khô. Khi phơi, ta thỉnh thoảng nên đảo đều ba kích để tránh tình trạng khô không đều.
Khi ba kích khô, ta cho ba kích vào chảo để xao vàng. Trong quá trình xao, ta cho thêm một phần muối vào xao cùng. Mục đích sử dụng muối là để khi uống rượu, muối sẽ dẫn chất xuống thận nhanh và nâng cao hiệu quả. Xao đều trên chảo lửa 15-20 phút rồi hạ thổ.
Sử dụng ba kích đã xao vàng hạ thổ để ngâm rượu. Ta nên sử dụng rượu có nồng độ 35-40 để ngâm. Không nên sử dụng rượu cao độ quá vì sẽ làm hỏng ba kích.
Nếu bạn thích uống đặc, bạn có thể sử dụng tỉ lệ 1 ba kích và 5 rượu. Tỉ lệ 1:5 uống đầm đà. Nếu bạn thích loãng hơn thì có thể ngâm 1:8.
Rượu ba kích khô không có màu tím thậm như ngâm tươi. Khi ngâm, chúng ta có thể kết hợp với dâm dương hoặc, mật nhân thì chất lượng rượu cực kỳ cao. Người uống rượu này chắc suốt ngày “dương cờ”. Rượu có thể sử dụng sau 100 ngày.
Mẹo hay trong cách ngâm rượu ba kích
Ba kích thường được chúng ta ngâm bã 2 lần. Sau khi chiết rượu thành phầm cốt đầu, bạn cất chúng vào bình riêng. Tiếp theo, ta lại cho rượu trắng vào ngâm tiếp. Đối với cốt 2, ta nên cho rượu bằng nửa so với lần một thôi nhé, vì lúc này dược chất đã ngấu đi nhiều rồi.
Sau thời gian đủ dài, ta lấy cốt 2 ra và pha đều với cốt 1. Rượu này chúng ta nên chia nhỏ vào từng chai để dễ dàng sử dụng hàng ngày.
Lời kết Cách ngâm rượu ba kích
Khác với các website trên mạng, người viết hoàn toàn không có kiến thức chuyên môn. Họ chỉ biết cóp nhặt và đúng chất chỉ là “thợ viết”. Còn trong website RUOUNGAM.VN này, các kiến thức tôi chia sẻ đều rất khoa học và tỉ mỉ. Đây đều là các kiến thức thực tế tôi đã tìm hiểu và thực hiện thành công. Các bạn cứ làm theo cách này, chắc chắn rượu sẽ ngon và mang lại hiệu quả rất cao. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.