Ba kích là gì? Công dụng tuyệt vời của ba kích đối với đàn ông

Ba kích là gì? Ba kích có công dụng gì mà phấn lớn các quý ông đều rất thích sử dụng? Cách sử dụng ba như thế nào? Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho các bác về loại dược liệu “một người khỏe, hai người vui” này nhé.

Ba kích là gì?

Ba kích có tên khoa học là Morinda Officinalis How, thuộc chi nhàu, họ Cà phê. Cây thường mọc thành từng bụi ở rừng đồi ở độ cao dưới 500m.

Ngoài tên Ba kích, thì nó còn có các tên khác như: Sâm ba kích, ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,…

Củ ba kích
Củ ba kích có màu vàng xỉn hoặc vàng đậm.

Đặc điểm của cây ba kích

Đây là một loại dược liệu thân thảo, mọc ở dạng dây leo. Thân của cây mảnh, có nhiều lông mịn. Lá của cây mọc đối chữ thập, lá mọc tạo thành các đốt cây tầm 5-10cm.

Cây sống nhiều năm. Chúng thường phân bổ ở Trung Quốc và vùng núi phía Bắc Việt Nam. Cây thường mọc hoang hoặc được người dân trồng lâm nghiệp để khai thác. Thổ nhưỡng phù hợp cho cây sống và phát triển là đất đồi có độ cao dưới 500m.

Toàn bộ cây, cả phần củ (hay rễ), lá và hoa đều được sử dụng để chế biến thuốc. Tuy nhiên, phần củ ba kích vẫn là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Củ của chúng có thể sử dụng ngâm rượu, hầm thức ăn, nấu cao,…

Mùa khai thác củ ba kích cho chất lượng tốt nhất là tháng 10 và 11 dương lịch.

Cây ba kích
Cây sống thành từng bụi, khai thác vào mùa thu có dược tính tốt nhất.

Hiện nay, ba kích rừng trong tự nhiên đã bị cạn kiệt do con người khai thác. Ở các tỉnh vùng núi như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Lai Châu,… đã có rất nhiều lâm trường trồng cây ba kích xen canh dưới tán rừng nhằm tăng năng suất lao động. Củ ba kích trồng dạng bán tự nhiên ở Quảng Ninh cho chất lượng cũng rất tốt các bạn ạ.

Phân loại

Theo các nhà dược liệu, dựa vào màu sắc thì họ chia ba kích thành 2 loại: Ba kích trắng và ba kích tím.

  • Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng. Khi ngâm với rượu thì rượu sẽ có màu tím nhạt. Rượu không được thơm và hơi nhạt. Loại trắng này hiện giờ đa số là loại rừng, loại trắng ít được trồng để khai thác.
  • Ba kích tím: Củ có màu vàng xỉn. Khi ta bẻ củ ra thì phần thịt bên trong có màu tím tím. Củ càng già thì có màu càng tím đậm. Khi ngâm rượu, màu rượu cho màu tím rất đẹp, thậm chí tím như mực Cửu Long. Mùi rượu của loại này thơm hơn và vị đậm hơn. Chính vì vậy, hiện nay người trồng đa số canh tác loại 3 kích tím này.
So sánh màu sách giữa ba kích tím và ba kích trắng.
So sánh màu sách giữa ba kích tím và ba kích trắng.

Cách phân biệt ba kích trồng và ba kích rừng

Để phân biệt hàng trồng và hàng rừng, ta phải dựa vào đặc điểm nhận biết của chúng.

Ba kích rừng

Hàng rừng hiện nay không còn nhiều. Hiện nay, hàng rừng chỉ có rất ít ở các vùng núi hoặc đảo ở Quảng Ninh, Bắc Giang và Quảng Nam.

Đặc điểm của hàng rừng là củ còi cọc. Củ thường chia thành các đoạn có độ to nhỏ khác nhau, thắt khúc. Khi ta tách thịt và lõi củ sẽ rất khó, thớ thịt củ rất cứng. Lõi của hàng rừng rất to.

Rượu ngâm từ hàng rừng sẽ không tím nhiều, nhưng chất lượng rượu rất thơm ngon, đậm đà. Sử dụng rượu này đàn ông rất dễ thăng hoa.

Ba kích rừng
Hàng rừng rất cứng, lõi to, mọc cong keo, thắt khúc.

Ba kích trồng

Hiện nay, cây ba kích được xác định là một cây dược liệu trồng cho kinh tế cao. Cây rất dễ trồng và chăm sóc ở các tỉnh miền núi phía bắc. Thời gian trồng cây khoảng 3-4 năm là đã cho dược liệu tốt rồi.

Đặc điểm của hàng trồng là củ mập, nhiều nước. Thân củ mềm, củ khi già thì sẽ tím thậm, lõi củ bé.

Tuy có lượng nước nhiều làm cho rượu có màu tím đậm rất đẹp. Tuy nhiên, rượu loại này uống nhạt, không đậm và thơm như hàng rừng.

ba kích trồng
Hàng trồng củ rất mập, mềm, rất dễ tách củ và lõi.

Thành phần hóa học cơ bản

Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong ba kích có một số chất sau: Anthraglycosid, Sắt, Kẽm, Vitamin C, Choline, Carpaine, Vitamin B1, Luteolin, Phytosterol,Đường và các acid hữu cơ khác,…

Tác dụng của Ba kích

Theo đông y có các tác dụng sau

  •  Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí.
  • Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh
  • Khứ phong, bổ huyết hải
  • An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong.
  • Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp
  • Hóa đờm
  • Cường âm, hạ khí
  • Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp
  • Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp
Công dụng của ba kích
Ba kích có tác dụng rất tốt với đàn ông: kéo dài thời gian quan hệ, nâng cao chất lượng phòng the.

Theo y học hiện đại có các tác dụng sau

  • Bổ thận, tráng dương.
  • Tăng cường sinh lực.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa phong thấp.
  • Làm hạ huyết áp.
  • Tăng độ dẻo dai, kiện gân cốt.
  • Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, suy giảm ham muốn và di mộng tinh ở nam giới. 

Cách sơ chế và sử dụng ba kích

Bộ phận thường được sử dụng là củ (hay còn gọi là rễ). Sau khi khai thác về, chúng ta đem rửa sạch, để ráo nước.

Ba kích rửa sạch để ráo nước và cắt khúc.
3 kích rửa sạch để ráo nước và cắt khúc.

Chúng ta có thể sử dụng dao hoặc tay để tách lấy riêng phần thịt của củ. Theo kinh nghiệm dân gian, phần lõi rễ cứng bên trong thì không nên sử dụng, bởi vì sử dụng phần này có thể làm tim bị đập nhanh hoặc có độc tố. Nhưng xét về mặt khoa học, thì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh như vậy cả. Việc chúng ta bỏ lõi rễ đi vởi vì chúng gây chát và không có tác dụng gì cả.

Ba kích tách lõi
Ba kích được tách lõi trước khi sử dụng.

Các bạn có thể sử dụng dưới dạng củ tươi tác lõi hoặc đem sao vàng hạ thổ, nấu cao. Để có tác dụng tốt hơn, khi chế biến, các bạn nên cho thêm một phần muối tinh vào nhé. Bản chất của việc thêm muối là để làm chất xúc tác dẫn xuống thận nhanh hơn.

Đối với cánh đàn ông, cách đơn giản nhất là chúng ta ngâm rượu. Rượu ba kích uống rất thơm ngon và cực kỳ hữu hiệu trong việc tăng khả năng quan hệ của chúng ta. Đây là loại rượu phổ biến nhất của loại rượu bổ dương. Nếu bạn chưa tự tin khoản này, bạn hãy nghe tôi sử dụng rượu ba kích hàng ngày, chắc chắn bạn và bà xã sẽ rất hạnh phục đó.

Rượu ba kích bình thủy tinh 5lit.
Rượu 3 kích có rất nhiều công dụng tốt với đàn ông.

Các bài thuốc hay sử dụng ba kích

Bài thuốc: Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt

  • Ba kích 400g.
  • Đỗ trọng bắc tẩm muối sao 400g.
  • Nhục thung dung 400g.
  • Thỏ ty tử 400g
  • Tỳ giải 400g
  • Hươu bao tử: 1 bộ.

Cách dùng: Các vị trên nghiền bột mịn, làm thành viên thuốc. Mỗi lần uống 6g thuốc/3 lần/ngày.

Bài thuốc: Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh

  • Ba kích 12g
  • Tục đoạn 12g
  • Bổ cốt chi 12g
  • Hồ đào nhục 5 quả

Cách dùng: Cho vào ấm sắc uống hoặc tán bột nóng rồi sử dụng.

Thận hư, dương uý, di tinh

  • Ba kích 15g
  • Thục địa 15g.
  • Sơn thù du 12g
  • Kim anh 12g

Cách dùng: Cho vào ấm sắc uống hàng ngày.

Bài thuốc: Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao

  • Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ)
  • Lá dâu non 250g (chế cao 1/5)
  • Vừng đen chế 150g (sao thơm)
  • Hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5)
  • Ngưu tất 150g (chế cao 1/5)
  • Rau má thìa 500g (làm bột mịn)
  • Mật ong 250g

Cách dùng: Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.

Bài thuốc: Trị bụng đau, tiểu không tự chủ 

  • Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g
  • Tang phiêu tiêu (tổ con bọ ngựa), Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g
  • Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g
  • Viễn chí 16g
  • Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g
  • Lộc nhung 4g

Cách làm: Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.

Bài thuốc: Hỗ trợ và điều trị thận hư

Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư:

  • Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g)
  • Củ mài núi khô 600g.

Cách dùng: Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.

Bài thuốc: Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

  • Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g

Cách dùng: Đun sôi nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

Bài thuốc: Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần 

  • Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g.

Cách dùng: Sắc uống hoặc tán bột uống.

Lưu ý khi sử dụng ba kích

Ba kích sử dụng điều độ, tránh lạm dụng sẽ có tác dụng rất tuyệt vời.
Ba kích sử dụng điều độ, tránh lạm dụng sẽ có tác dụng rất tuyệt vời.

Trong Đông y và y học hiện đại đã chứng minh ba kích có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của những thầy thuốc hoặc người có chuyên môn về y học.

Những trường hợp không nên sử dụng ba kích:

  • Nam giới mắc chứng khó xuất tinh.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch.
  • Người bị xơ gan, viêm gan nặng.
  • Những người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt không nên sử dụng.

Đối với sinh hoạt phòng the, công dụng cây ba kích là vô cùng to lớn. Tuy nhiên hãy biết cách sử dụng đúng liều lượng để có được hiệu quả tốt nhất. Không nên sử dụng bừa bãi và quá lạm dụng các bạn nhé. Chúc các bạn sức khỏe và nhiều thành công trong cuộc sống.

Cảnh báo người mua ba kích tím Tây Bắc

ba kích giả
Rễ của cây viễn trí được bán làm hàng giả.

Nếu các bạn có đi lên vùng cao Tây Bắc, sẽ thấy nhiều người dân bán loại “Ba kích tím Tây Bắc” bên đường. Các bạn không nên mua loại này nhé. Bởi vì, thực tế đây không phải là ba kích tím, mà bản chất đây là rễ của cây Viễn Trí. Loại cây này có dễ “ruột gà” nhưng rất mềm. Đã nhiều người nghĩ rằng mua được món hời giá rẻ, nhưng thực tế thì lại đang bị mất tiền oan đấy. Tôi cảnh báo để các anh em đỡ bị mất tiền nhé.

Viết một bình luận