“Chào em. Anh Tuấn – Khách hàng thường xuyên mua rượu ba kích của bên em đây. Vừa rồi, anh có đi công tác dưới Hạ Long – Quảng Ninh, mấy anh đồng nghiệp dưới đó có biếu anh 5kg ba kích rừng và 5kg ba kích trồng. Họ nhiệt tình quá nên anh không nỡ từ chối, còn thực tình anh không muốn nhận vì tự ngâm lâu và vất lắm. Em cho anh hỏi chút kinh nghiệm về ngâm rượu ba kích mới: 1kg ba kích ngâm bao nhiêu lít rượu là ngon nhất em? Tỉ lệ ngâm ba kích bao nhiêu là chuẩn nhất”.
Khách hàng: Bùi Ngọc Tuấn – Bộ Giáo Dục (Số 35 Đại Cổ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
1kg ba kích ngâm bao nhiêu lít rượu?
Để có bình rượu ba kích uống ngon. Bạn cần phải có ba kích chuẩn, rượu chuẩn và cách ngâm rượu tốt nhất. Tỉ lệ ngâm rượu ba kích cũng như công thức ngâm sẽ quyết định tới độ đậm đặc, hương vị của rượu ba kích sau khi ngâm.
Để biết được 1kg ba kích ngâm bao nhiêu lít rượu thì chúng ta cần phải xem ba kích ngâm rượu là loại nào. Bởi vì, mỗi một loại ba kích khác nhau thì công thức, tỉ lệ ngâm sẽ khác nhau. Bạn phải hết sức chú ý ba kích đem ngâm của mình xem là loại nào, rồi mới tiến hành ngâm nhé. Rượu ba kích là loại rượu thảo dược bổ dương, nên bạn hãy ưu tiên chú ý phần tác dụng của rượu.
1 lít rượu ngâm bao nhiêu kg ba kích rừng?
Trên thị trường hiện nay, để mua được ba kích rừng tươi xịn không phải dễ dàng. Đa số, ba kích rừng đều được các đầu nậu thu mua trực tiếp của người địa phương khai thác trên núi, ngoài đảo. Sau đó, những đầu nậu này mới bán đi các tỉnh, thành phố.
Ba kích rừng không có thường xuyên. Để mua được loại rừng xịn, bạn phải đặt hàng 5-7 ngày mới có. Giá ba kích rừng xịn loại thường khoảng 500.000 đồng/kg. Các loại già và to có giả cả triệu đồng/kg đó.
Đặc điểm của ba kích rừng xịn là củ rất cứng, ruột (rễ) bên trong hóa gỗ nhiều, thịt củ khô và ít. Đối với loại này, 1 lít rượu ngâm bao nhiêu kg ba kích rừng? Với kinh nghiệp của tôi: 1kg ba kích rừng tươi chỉ nên ngâm với 3 lít rượu. Các bình rượu thửa của mình bán cho khách hàng mình thường ngâm 3kg ba kích rừng, 9 lít rượu thóc, đựng vào bình nắp tím 10lit là vừa đẹp. Đây người ta gọi là: Tỉ lệ ngâm rượu ba kích tối ưu nhất.
1kg ba kích trồng tươi ngâm bao nhiêu lít rượu?
Ba kích được bán trên thị trường hiện nay 95% là ba kích tím trồng. Ưu điểm của ba kích tím trồng là củ to, nhiều thịt, mọng nước, rễ nhỏ, ngâm rất được rượu. Ba kích tím trồng rất dễ mua, giá loại rẻ khoảng 120.000 đồng/kg, giá loại tốt khoảng 200.000 đồng/kg.
Để rượu ba kích uống ngon, các bạn nên sử dụng 1kg ba kích trồng tươi ngâm với 4-4.5 lít rượu. Do thịt củ dầy, mọng nước nên rượu có màu sắc rất đẹp, rất thơm. Tỉ lệ ngâm rượu ba kích trồng tối ưu nhất là: 2kg ba kích trồng với 9 lít rượu, đựng trong bình 10 lít.
Nếu để so sánh màu sắc và năng suất ngâm rượu giữa ba kích rừng và ba kích trồng. Thì ngâm rượu ba kích trồng màu đẹp và năng suất hơn hẳn ba kích rừng. Còn nếu xét về tác dụng, thì rượu ba kích rừng vẫn có hiệu quả hơn rõ rệt. Rượu ba kích trồng tuy có nhiều ưu điểm, nhưng đồ rừng tự nhiên vẫn có công dụng tối hưu hơn nhiều.
1kg ba kích khô ngâm bao nhiêu lít rượu?
Những bạn ở xa, nếu không có điều kiện mua được ba kích tươi để ngâm. Các bạn cũng có thể mua ba kích khô để ngâm rượu. Nhưng theo quan sát của tôi, 100% ba kích khô bán ở VN đều nhập từ bên TQ về. Chất lượng ba kích khô này thực chất là không có tốt. Ba kích khô giá rẻ đa số đã bị hấp và chiết hết dược chất rồi nhập về bán.
Nếu bạn có ba kích khô xịn thì làm như sau. Ba kích khô đem xao vàng hạ thổ trong 15-20 phút. Trong quá trình xao, các bạn nên tẩm 2% muối vào cùng xao. Việc tẩm muối có tác dụng là sẽ dẫn chất xuống thận được nhanh hơn, tác dụng nhanh hơn. Tất cả các loại rượu bổ dương, khi chế biến, các bạn nên xao vàng cùng 1 lượng muối trắng. Muối có vị mặn, sẽ dẫn xuống thận nhanh và làm xúc tác dược chất. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho việc vì sao hay sử dụng muối trắng trong thuốc bổ dương.
Tỉ lệ ngâm rượu ba kích khô là ngâm với 8-10 lít rượu trắng. Nếu các bạn muốn uống đậm, thì có thể giảm bớt rượu đi. Tỉ lệ ngâm rượu ba kích càng cao thì rượu ngâm càng đặc.
Rượu ba kích khô không có màu tím đậm, nó có màu tím nhờ nhờ. Mùi của rượu ngâm ba kích khô cũng không thơm như ngâm tươi, nó có thêm vị của thuốc bắc. Tuy nhiên, nếu xét về công dụng thì rượu ba kích khô có tác dụng tốt hơn nhiều. Bởi vì, ba kích được xao vàng cùng muối làm tăng thêm khả năng hấp thụ trong cơ thể.
Những mẹo nhỏ giúp ngâm rượu ba kích thơm ngon hơn
- Khi chọn ba kích, chúng ta nên chọn những củ già, cầm chắc tay, màu vàng đậm. Thịt bên trong có màu tím, lõi rễ to.
- Chúng ta nên sử dụng rượu nếp men bắc hoặc rượu ngô men lá, rượu thóc men lá để ngâm. Nồng độ ngâm phù hợp nhất là rượu 35-40 độ. Không nên sử dụng rượu có nồng độ cao quá để ngâm. Nếu sử dụng như vậy, ba kích sẽ bị cháy, bị trơ, và bị hỏng.
- Khi chế biến ba kích, chúng ta nên bỏ phần rễ bên trong. Nếu chúng ta để rễ ngâm, rượu sẽ bị chát, rượu không thanh và bị hao rượu.
- Sau 1 tháng ngâm ủ, chúng ta nên mở nắp bình và khuấy đều lên. Mục đích là giải thoát các khí sinh ra trong bình và làm tăng khả năng ngấu của rượu.
- Bình rượu ngâm nên để ở những vị trí khuất, mát trong nhà. Nếu có điều kiện, chúng ta nên hạ thổ bình rượu xuống đất.
- Sau khi chiết cốt rượu một. Ta cho thêm rượu vào ngâm cốt hai. Tỉ lệ ngâm rượu ba kích cốt 2 nên giảm bớt 1 nửa rượu trắng. Sau khi được cốt ngâm hai. Ta đem trộn lẫn hai cốt lại với nhau, chia ra chai nhỏ và sử dụng hàng ngày.
Ngâm rượu ba kích, có nhất thiết phải bỏ lõi rễ ra không?
“Em ơi, anh đọc trên mạng thấy người ta hướng dẫn. Khi ngâm rượu ba kích, mình phải tách lõi, bỏ phần rễ bên trong không được ngâm. Nếu ngâm phần lõi này, rượu uống vào sẽ làm tăng huyết áp và tim đập nhanh có phải không”
Khi ngâm rượu ba kích. Ngoài phần tỉ lệ ngâm rượu ba kích, thì chắc chắn đây chính là câu hỏi mà các anh hay quan tâm nhất. Tôi xin trả lời như sau:
Hiện nay, trên góc nhìn khoa học thì chưa có 1 nhà khoa học nào khẳng định: ngâm rượu ba kích có lõi sẽ gây tăng huyết áo, uống rượu ba kích ngâm cả lõi gây ra tim đập nhanh. Đây chỉ là những kết luận mang tính chủ quan, thiếu tính khoa học mà thôi. Việc ngâm rượu ba kích phải bóc lõi, tách rễ vì nếu ngâm rượu chúng ta để cả rễ, sẽ gây ra hiện tượng rượu ba kích bị chát, không còn thơm tinh khiết. Mặt khác, nếu để nguyên không tách, lượng rượu hao hụt trong ba kích sẽ khá nhiều, gây lãng phí.
Tôi không biết các anh tham khảo trên những báo nào, nguồn thông tin từ đâu. Nhưng tôi khẳng định lại: Chưa có 1 kết luận khoa học nào nói ngâm rượu ba kích cả rễ sẽ bị tăng huyết áp và tim bị đập nhanh. Hãy áp dụng những tỉ lệ ngâm rượu ba kích như trên để có bình rượu ba kích ngon nhất, tốt nhất các bác nhé.